Phương Pháp Quản Lý Hậu Bị Nhằm Kiểm Soát PRRS
1. Nuôi dưỡng tích lũy thể lực heo hậu bị:
Thông thường tỷ lệ đào thải heo hậu bị là 10%, tuy nhiên nếu trại chịu ảnh hưởng của PRRS thì tỷ lệ này lên tới 30%. Dĩ nhiên, so với tỷ lệ sự cố trước khi sinh sản thì tỷ lệ sự cố do sinh sản (chết khô, sẩy thai, đẻ non, không sinh sản sau khi đẻ, ...) cao hơn. Cho dù, không có sự cố do sinh sản thì năng lực nuôi con cũng sẽ bị ảnh hưởng dẫn tới tỷ lệ đào thải cao. Chính vì vậy, nên nhập sớm heo hậu bị để quản lý nuôi dưỡng thể lực hậu bị từ lúc còn nhỏ. Nên sử dụng cám heo hậu bị hoặc bổ sung canxi, photpho, vitamin, khoáng chất vào trong cám để cho hậu bị ăn.
Heo hậu bị được ăn cám có lượng dinh dưỡng cao sẽ giúp heo có trạng thái tốt, da đỏ hồng hào, chân chắc khỏe. Trong thời kỳ hậu bị heo rất dễ thiếu các khoáng chất, vì thế nên bổ sung đầy đủ để chức năng buồng trứng phát triển tốt.
2. Thời gian thuần dưỡng heo hậu bị:
Thời gian 12 tuần thuần dưỡng thích ứng của heo hậu bị rất quan trọng. Thông thường, nếu trại không có bệnh thì thời gian thuần dưỡng phù hợp là 8 tuần. Tuy nhiên, ở những trại có bệnh thì quản lý theo 12 tuần sẽ giúp heo có sức đề kháng với bệnh tốt hơn là 8 tuần. Người viết trên thực tế đã bất đắc dĩ quản lý thuần dưỡng heo hậu bị trong 8 tuần nhưng so với nhóm heo thuần dưỡng trong 12 tuần thì heo hậu bị thuần dưỡng 8 tuần sẽ có tỷ lệ đào thải là 30% và nhóm heo 12 tuần tỷ lệ đào thải là không có.
3. Trong thời gian thuần dưỡng, heo lập lại quy trình cho ăn tự do - giới hạn - tự do:
Khoảng từ 5 - 10 ngày, ta thay đổi lại quy trình cho ăn tự do và giới hạn để điều chỉnh mức độ tăng trọng của heo. Vào thời gian cho ăn giới hạn ta cho ăn 1 ngày 1kg, cho ăn tự do thì không giới hạn số lượng cám. Nếu lập lại quy trình cho ăn tự do - giới hạn - tự do thì hậu bị quá 260 ngày tuổi sẽ lên giống. Hậu bị phát triển đầy đủ về mặt cơ thể và sinh lý thì nên đưa vào phối ở lần lên giống thứ ba. Vào thời điểm dự kiến phối lần đầu tiên, hệ miễn dịch của heo phải được kích hoạt đầy đủ. Hai tuần trước khi phối cần bổ sung năng lượng ăn vào lên 150 - 200% nên cần thay đổi loại và số lượng cám ăn vào.
4. Vệ sinh dịch tễ và vắc xin trong thời gian thuần dưỡng:
Nếu nhập heo hậu bị, cần áp dụng chương trình vệ sinh kiểm dịch cho heo. Khi nhập về, cần áp dụng biện pháp diệt nội, ngoại kí sinh trùng, ngoài ra, như đã nói ở trên, cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Thời gian áp dụng vệ sinh dịch tễ thường kéo dài 1 tuần. Sau khi nhập heo 2 tuần nên cho hậu bị tiếp xúc với heo đực hoặc nái đào thải để giúp heo thích ứng với dịch bệnh. Trường hợp nếu trong chương trình vắc xin có bệnh PRRS thì nên chích cho heo, ngoài ra cần chích các bệnh khác theo thứ tự nhất định. Chương trình diệt kí sinh trùng nên áp dụng thuốc 1 tuần, sau đó nghỉ 3 tuần rồi áp dụng lại hoặc sử dụng thuốc 5 ngày rồi ngưng 15 ngày mới áp dụng lại.
5. Trường hợp mủ xuất hiện khi phối lần đầu:
Trường hợp nông trại có dịch bệnh hoặc nhập heo giống từ nông trại có bệnh thì heo hậu bị thường chảy nhiều mủ từ âm đạo. Những trường hợp này hầu như không thể điều trị bằng kháng sinh. Cần phải vệ sinh âm đạo cho heo. Vào thời điểm phối lần đầu, nếu xuất hiện mủ, không nên cố phối mà phải điều trị và phối ở lần lên giống tiếp theo. Nếu làm như vậy thì tỷ lệ đậu thai tốt và heo sẽ hết chảy mủ.
6. Nên phối sau 250 ngày tuổi:
Nếu đưa hậu bị vào phối quá sớm, tuy có thể đạt được mục tiêu số heo phối, nhưng năng suất nái và hệ miễn dịch của heo sẽ bị ảnh hưởng. Heo hậu bị cần được nuôi dưỡng phát triển đầy đủ về mặt cơ thể và sinh lý. Trong thời gian mang thai không để heo tăng ký quá nhiều.
Xem thêm:
Nhận xét
Đăng nhận xét