Các Trại Chăn Nuôi Heo Có Tối Đa Năng Suất Được Không ? ( Phần III)

Năng suất trong chăn nuôi hiện đại đã được cải thiện một cách đáng kể trong thời gian qua. Tuy nhiên có vấn đề là tiềm năng về di truyền vật nuôi còn bị giới hạn do tiến bộ chậm về mặt dinh dưỡng và vấn đề quản lý sức khỏe.... . Mục đích của nhà sản suất heo là tăng tối đa số heo cho một nái một năm. Tuy nhiên tăng tốc độ sinh  trưởng vẫn còn là thách thức cho các nhà sản xuất thức ăn, người cung cấp thức ăn bổ sung và tất nhiên cả các nhà quản lý trang trại heo.
Bảng 1. Các biến đổi năng suất heo nái trong ba mươi năm qua.

1970
1975
1980
1985
1990
1995
1999
Số lứa/ nái/năm
1.90
2.00
2.18
2.25
2.23
2.25
2.25
Số heo sơ sinh sống / lứa
10.3
10.4
10.3
10.4
10.7
10.8
11.0
Số heo cai sữa/ nái/ năm
16.3
17.5
19.8
20.9
21.1
21.6
22.0
FCR heo thịt
3.80
3.40
2.90
2.80
2.70
2.58
2.61

Có một số yếu tố quan trọng tác động ngay từ thời kỳ đầu của sinh trưởng. Trong đó là trọng lượng heo lúc cai sữa, khả năng thu nhận thức ăn, chất lượng khẩu phần, điều kiện chuồng trại và môi trường xung quanh  và cuối cùng là tình trạng sức khỏe của heo con. Tối ưu hóa các chỉ tiêu trên sẽ cho phép trại heo đạt được trọng lượng heo con 30 kg trong vòng 70 ngày tuổi. Và, trọng lượng lúc 70 ngày tuổi có tương quan trực tiếp tới thời gian đạt heo 110 kg.

Bảng 2.  Ảnh hưởng trọng lượng lúc 70 ngày tuổi lên năng suất heo lúc 110 kg.
Trọng lượng heo lúc 70 ngày tuổi
Tăng trọng hàng ngày
Ngày đạt 110 kg
26
837
170.4
28
846
166.9
30
854
163.7
32
862
160.5
34
870
157.4

Sự phát triển trong giai đoạn đầu của cuộc sống phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó trọng lượng sơ sinh là quan trọng nhất. Trọng lượng sơ sinh tốt có được khi heo nái được nuôi đúng đắn về nhu cầu protein, năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết khác trong thời kỳ có thai.
Ở giai đoạn cuối của thời kỳ có thai và trong thời kỳ tiết sữa nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng phải được tăng lên nhanh chóng. Chỉ khi nhu cầu dinh dưỡng được đảm bảo thì trọng lượng sơ sinh và trọng lượng cai sữa mới được đảm bảo. Điểm này liên quan tới mục tiêu heo đạt  30 kg ở vào lúc 70 ngày tuổi. Tuy nhiên cần chú ý hao hụt trọng lượng heo nái tiết sữa cần phải được giảm thiểu để cho nái lên giống tốt ở các lứa đẻ tiếp theo.

Các vấn đề về Stress là khó khăn đối với tăng tính nhạy cảm với vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng vì thế dinh dưỡng cho heo con và heo nái phải được cân bằng cũng như quản lý tốt. Đây là chiếc chìa khóa thành công của trại heo trong giai đoạn này. Điều kiện cốt yếu ở đây muốn nói đến các chất dinh dưỡng vừa có hoạt tính sinh học vừa tăng năng suất, vừa tăng sức khỏe.

Từ khóa ở đây muốn nói “ thực phẩm chức năng” . Các nhà dinh dưỡng không muốn xếp loại nó vào định nghĩa cổ truyền là “chất dinh dưỡng cần thiết”. Theo quan điểm của các nhà sinh lý học: Hệ miễn dịch của gia súc phải được nằm trong hệ thống các cân bằng tự nhiên với các chức năng khác của cơ thể.  Khi nảy sinh vấn đề thách thức về sức khỏe thì các cơ quan khác tự điều chỉnh theo hướng giảm năng suất và giảm sinh sản. Và như thế cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến doanh thu người chăn nuôi. Heo nái sẽ bị ảnh hưởng một cách ngấm ngầm hay hiện rõ về năng suất sinh sản. Cũng như vậy ở heo con cũng bị giảm năng suất do các thách thức hệ thống miễn dịch suy giảm vì Stress, vì chăm sóc,  hay chủng vaccine…

Theo định nghĩa thì “ thực phẩm chức năng“ ở đây không chỉ tác động trực tiếp lên hệ thống  miễn dịch, cải thiện tình trạng sức khỏe chung mà còn tăng năng suất của vật nuôi.

Liên quan tới vấn đế này trong rất nhiều thí nghiệm khoa học xác nhận  ARN/ Nucleotide  được xem như chất dinh dưỡng đặc biệt trong nền nông  nghiệp hiện đại. 

ARN/ Nucleotide tạo nên một khối thống nhất cho cơ thể sống.
Nó cung cấp nguyên liệu cho sự sinh sản liên tục của tế bào, thể hiện sự biểu hiện của bộ gen. Nó phản ứng nhanh chóng và hiệu quả với các thách thức của sức khỏe mà không tạo ra phản ứng tại chỗ cũng như sức kháng nào. ARN / Nucleotide không hạn chế bởi loài được ứng dụng và do đó, nó được xem như là một công cụ quản lý hữu hiệu với Stress, với năng suất vật nuôi và điều biến bệnh tật.

Củng cố ARN/ Nucleotide trong thức ăn.
Sử dụng ARN/ Nucleotide cũng còn có những ảnh hưởng khác nhau đến heo nái. Dùng nó trong suốt chu kỳ heo nái sẽ tăng số con đẻ ra trong lứa, tăng số lứa trong năm và tăng số con cai sữa. Tăng tỷ lệ đẻ, giảm số nái động dục lại. Tăng tỷ lệ đồng đều của đàn. Kết quả cũng thể hiện thuyết phục ngay ở những trường hợp thức ăn bị nhiễm bẩn độc tố. 

Bảng 3 :So sánh thu nhận thức ăn, FCR, DLWG trên heo được bổ sung và heo không được bổ sung  ARN/ Nucleotide.

Thu nhận thức ăn   ( kg)
FCR
Tăng trọng hàng
 ngày   (gram)
Heo không bổ sung
8.80
1.42
325
Heo bổ sung 7 ngày trước cai sữa
9.75
1.12
395
Heo bố sung 25 ngày sau cai sữa
9.63
1.36
355
Heo bổ sung 7 ngày trước và 25 ngày sau cai sữa
10
0.9
430

Kết quả cho thấy : Nhiều ARN/ Nucleotide được thêm vào thức ăn, trên cơ sở các chất dinh dưỡng cân bằng tối ưu thì càng có hiệu quả trong đáp ứng năng suất: Heo con ăn nhiều hơn, chuyển hóa thức ăn tốt hơn và tăng trọng hàng ngày tốt hơn.

Như vậy bổ sung ARN/Nucleotide cùng thức ăn không những tạo một khối thống nhất cho cơ thể sống mà còn tăng cường năng suất cho cả heo nái và heo con. Kiềm chế các tác động bất lợi của Stress, các thách thức bởi vi khuẩn và vi rút gây bệnh mà không dẫn đến giảm năng suất và thiệt hại cho nhà nuôi heo.

Công cụ quản lý:
ARN/Nucleotide được xem như là một công cụ quản lý để bảo vệ sức khỏe, phát triển, tăng cường, năng suất và kiểm soát hiệu quả bất lợi của Stress. Và do đó “ các trại heo có thể tối đa hóa năng suất được “ nếu thức ăn của các nhà nuôi heo được bổ sung ARN/Nucleotide theo hướng dẫn của các nhà dinh dưỡng và thú y. Việc sử dụng ARN/ Nucleotide cũng phải đặt trong sự giám sát với các chất bổ sung khác trong điều kiện cụ thể của trại.



Theo Klaus Hoffmann ( Switzerland) và John Barber ( UK).

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hệ Hô Hấp Của Gia Cầm

Phản Ứng Miễn Dịch Huỳnh Quang (Immunofluorescence Assays)

Bệnh Dạ Cỏ Bội Thực Ở Trâu Bò