Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2014

Tác Hại Của Kháng Sinh Và Hormon Trong Thức Ăn Chăn Nuôi

Hình ảnh
Vì mục tiêu tăng năng suất trong chăn nuôi, trước đây người ta sử dụng kháng sinh và hormon như là chất kích thích tăng trọng, giảm thấp tiêu hao thức ăn, tăng lợi nhuận. Điều đó đã gây ra hậu quả rất xấu cho con người mà ngày nay người ta đã nhận ra được. Để góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho các nhà chăn nuôi đối với cuộc sống  của nhân loại, trong bài viết này tôi trình bày tóm tắt các tác hại của việc sử dụng kháng sinh và kích thích tố trong thức ăn chăn nuôi. I. Các chất kháng sinh: Những nguyên nhân tồn dư kháng sinh trong thực phẩm: Có thể nhiễm lẫn vào thức ăn do tiếp xúc với môi trường có chứa kháng sinh. Có thể tồn dư do lỗi kỹ thuật sử dụng thường xuyên kháng sinh trong chăn nuôi gia súc như: Kháng sinh cho vào thức ăn với mục đích kích thích tăng trọng cho gia súc. Kháng sinh cho vào nước uống để phòng bệnh trong mùa dịch bệnh. Kháng sinh cho vào nước uống để chữa bệnh gia súc. Kháng sinh cho thêm vào thức ăn cho gia súc để bảo quản súc sản lâu hư. Kháng sinh

Bệnh Hô Hấp Do Virus Trên Gia Cầm...

Hình ảnh
A - Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm ở gia cầm (Laringotrachetis infectiosa avium, Infectious laringotracheitis - ILT) 1. Giới thiệu Viêm thanh khí quản là bệnh truyền nhiễm của đường hô hấp trên với các biểu hiện đặc trưng: ngạt từng cơn, khạc đờm lẫn mãu phù nề đầu và có thể kèm theo viêm mí mắt. 2. Nguyên nhân Do virus thuộc nhóm Herpes 3. Loài gia cầm mắc bệnh Gà, gà lôi, gà tây chim. 4. Tuổi gia cầm mắc bệnh Từ sau 20 ngày đến dưới 1 năm tuổi bệnh nặng nhất vào giai đoạn gà được 3- 5 tháng tuổi. Read more »

Bệnh Do E.coli Và Bệnh E.coli Ghép Với Bệnh Heo Gà (CCRD)

Hình ảnh
Túi khí là một cơ quan rất quan trọng đối với gia cầm trong đó có gà Túi khí là dự trữ không khí, dồn nén không khí => gà bay nhảy Túi khí chính là nơi trao đổi oxy khá mạnh trong quá trình tuần hoàn Túi khí rất dễ bj viêm khi có căn nguyên gây bệnh tác động (Mycoplasma) Mycoplasma gây bệnh CRD, thường gây viêm túi khí. Vì thế khi túi khí bị viêm thì rất dễ bội nhiễm bởi các vi sinh vật gây bệnh khác, trong đó có E.coli. E. Coli có rất nhiều chủng, xếp vào 2 nhóm: Nhóm E.coli có lợi và nhóm E.coli có hại Các chủng sống tồn tại trong cơ thể gà ở trạng thái cân bằng Khi có các yếu tố stress => hen gà (CRD) nổ ra cũng chính là các yếu tố bất lợi gây mất cân bằng => E.coli có hại nhanh chóng nhân lên về số lượng và độc lực => tràn vào các tổ chức, cơ quan trong cơ thể gây thành bệnh => Vì thế trong thực tế chăn nuôi, gà bị bệnh CRD ghép với E.coli (CCRD) rất phổ  biến, chúng là bạn đồng hành với nhau và cùng nhau gây tác hại cho gà Read more »

Thuốc Tác Động Lên Hệ Sinh Dục Và Tiết Niệu

Hình ảnh
1. NỘI TIẾT TỐ SINH DỤC Các họat động trong chu kỳ sinh dục được điều khiển bởi hệ thần kinh và nội tiết theo cơ chế phản hồi âm tính (negative  feedback)  hay điều khiển ngược.  Từ hạ tầng thị giác, GnRH (gonadotropin releasing hormone) – sinh dục hưnh phấn tố được chuyển đến não thùy trước kích thích sự phân tíết FSH (follicle stimulatin hormone) – nang noãn hu6ng phấn tố và LH (luteinizing hormone) hoàng thể hưng phấn tố. Dưới tác động của FSH, nang noãn trên buồng trứng phát triển và chín (de graff). Lượng estrogen tiết ra ngày càng nhiều sẽ là một kích thích (positive feedback) đối với hạ tầng thị giác rồi tuyến não thùy phân tiết LH. Khi hàm lượng LH/FSH khoảng 3/1 trứng sẽ rụng và hoàng thể được thành lập. Progesteron tiết ra từ hoàng thể sẽ ức chế sự rụng trứng (negative feedback). Nếu gia súc có thai, hoàng thể tồn tại suốt thai kỳ và phân tiết Progesteron. Nếu gia súc không có thai hoàng thể sẽ thoái hóa. Ở cuối thai) tiết ra từ nội mạcα (PGF2α)  kỳ hoặc cuối gia đoạn nghỉ ng

Bệnh Do Giun Trên Chó Lây Lan Cho Người Ở Đông Nam Á

Hình ảnh
Tiến sĩ Rebecca J Traub Giảng viên trường đại học Queensland, Úc Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, mức sống của người dân được cải thiện và ngày càng tăng cao, nhu cầu về sở hữu “Thú cưng” cũng tăng lên, và mối quan hệ ngày càng mật thiết với nhau, mang lại niềm vui cho chủ nuôi. Tuy nhiên, khi sở hữu thú nuôi trong gia đình thì người chủ thú có những nguy cơ mắc các bệnh truyền lây do thú nuôi của mình mang lại. Chính vì vậy, nhu cầu tìm hiểu về cách chăm sóc thú cưng, cũng như cách phòng và trị bệnh cho thú ngày càng tăng cao, đặc biệt là bệnh do giun đường tiêu hóa trên chó lây lan cho người. Read more »

Hành Động Gây Rớt Nước Mắt Của Loài Chó

Hình ảnh
Nằm lỳ bên mộ chủ đến 6 năm trời, không ăn uống gì cả ngày khi bạn thiệt mạng, những con chó thể hiện tình cảm trung thành và chung thủy với loài người cũng như đồng loại của chúng. Con chó Chuck nhảy lên sung sướng khi đón chủ nhân đi lính trở về. Đoạn clip về hình này đăng tải lên Youtube thu hút gần 3 triệu người xem, nhiều người bày tỏ sự yêu mến với Chuck.  Ảnh chụp từ Youtube. Mới đây nhất là hình ảnh con chó Capitán ở thị trấn nhỏ Villa Carlos Paz, Argentina thu hút hàng triệu người theo dõi trên Youtube và Facebook. Chủ nhân con chó là ông Miguel Guzmán mất đột ngột, nó đã bỏ nhà đi đến nghĩa trang và ở bên cạnh mộ ông suốt 6 năm qua. Ảnh:  La Voz. Câu chuyện cảm động về Capitán nói trên, làm gợi nhớ đến hình ảnh chó Hachiko. Năm 1924, một giáo sư người Nhật là Hidesaburo Ueno mua nó. Ông đưa nó đến sống ở Tokyo và trở thành đôi bạn thân thiết. Hàng sáng, Hachiko đưa ông Hidesaburo tới tận nhà ga Shibuya nơi ông làm việc và đón ông về vào cuối ngày. Tháng 5/1925, ông Hidesaburo

Bệnh Do Vi Khuẩn Kháng Kháng Sinh Đã Giết Hại Nhiều Người Hơn Bệnh AID

Hình ảnh
Trang mạng WebIndia 123, ngày 9 tháng 3 năm 2008 đưa tin Beta- Lactamase phổ rộng ( ESBL: Extended Spectrum Beta-Lactamarase ) của vi khuẩn kháng kháng sinh đang giết cả người và lợn ở Đan mạch. ESBL là gì? Beta-Lactamase phổ rộng là một enzyme sản xuất bởi một vài loại vi khuẩn, enzyme này đã giúp vi khuẩn kháng lại nhiều loại kháng sinh đã dùng để tiêu diệt chúng. ESBL được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1980. Vào thời gian đó, enzyme này thấy hầu hết ở các loài vi khuẩn Klebsiella. Sau đó người ta không thấy có nhiều người bị bệnh do các loài vi khuẩn đột biến gien này gây ra và vì thế người ta chưa quan tâm nhiều đến nó. Read more »

Kiểm Tra An Toàn Sinh Học Nhằm Kiểm Soát Virut PRRS

Hình ảnh
Loại bỏ virút PRRS là việc đơn giản như nhiều trang trại đã làm được. Nhưng đề phòng những hậu quả phát sinh là một thử thách lớn. Joel Nerem là bác sĩ thú y Tổ chức Christensen Family Farm – ( CFF ), ông cho biết CFF đã thực hiện một vài chương trình an toàn sinh học (Biosecurity program) nhưng không khống chế được virút PRRS. CFF đã nghiên cứu 150.000 con heo khỏe mạnh trong 5 tuần và cho biết trở ngại về tính an toàn sinh học là rất lớn. Các trang trại nuôi heo và các công ty chế biến cho biết tình hình vệ sinh do chăn nuôi và cách chế biến theo kiểu truyền thống làm vi rút PRRS lây lan từ chuồng heo nái qua chuồng heo con với tốc độ rất nhanh. Heo phải được di chuyển từ chỗ có dịch bệnh sang chỗ không có dịch bệnh. Để đề phòng virút PRRS, bác sĩ Nerem của CFF đã phát biểu báo cáo tại hội thảo (George Young Swine Conference) và đề ra mục tiêu khoanh vùng dịch bệnh, giảm lây nhiễm giữa các trang trại, phải lập kế hoạch phòng bệnh lâu dài và căn cứ theo chương trình an toàn sinh học.

FAO Kêu Gọi Đầu Tư Nuôi Côn Trùng Làm Thực Phẩm

Hình ảnh
Bọ cánh cứng, sâu bướm hay ong bắp cày có thể là nguồn cung cấp thực phẩm cho hàng tỷ người trên khắp thế giới và cho ngành chăn nuôi trong tương lai. Đó là lý do Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) kêu gọi các nước đầu tư thêm vào việc nuôi trồng côn trùng ăn được để đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày một tăng cao cùng với sự gia tăng dân số thế giới. Trong báo cáo ra ngày 13/5, FAO đánh giá "một trong nhiều cách để đối phó với vấn đề mất an ninh lương thực và thực phẩm là nuôi trồng đại trà côn trùng" bởi nhiều côn trùng đã được minh chứng có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, giàu đạm, chất béo và chất khoáng. Read more »

Bệnh Thiếu Máu Truyền Nhiễm Gà ( Chicken Anaemia)

Hình ảnh
1. Giới thiệu bệnh: Theo Từ điển Bách khoa Wikipedia, Virus gây thiếu máu gà con (CAV) gây nên chứng thiếu máu, teo tủy xương và ức chế miễn dịch ở gà. Trước khi được xác định do virus, người ta gọi tên chứng này là do "Tác nhân gây thiếu máu ở gà con" (CAV). CAV là virus 25nm, không có vỏ bọc, thuộc giống Gyrovirus, họ Circoviridae . CAV chỉ gây bệnh cho gà, mặc dầu kháng thể được phát hiện cả trên chim cút (Nhật Bản). Virus đề kháng với axit (pH 2 - 3), ête, chlorofurm, nhiệt (70 0 C trong 1 giờ, 80 0 C trong 5 phút) và nhiều chất khử trùng (thậm chí trong 2 giờ ở 37 0 C). Những biểu hiện nhiễm CAV thấy rõ ở gà con đang sinh trưởng. Lần đầu tiên, CAV được phát hiện vào năm 1979, từ đó đến nay, qua kiểm tra huyết thanh học và phân lập virus, nhận thấy CAV tồn tại ở nhiều nước, nhất là những nơi có nuôi gà thương phẩm. Read more »

Phòng, Tránh Bệnh Ấu Trùng Giun Dũa Chó/Mèo

Hình ảnh
Trong thời gian qua, khá nhiều bệnh nhân hoang mang và thậm chí mất bình tĩnh khi cầm trên tay một xét nghiệm huyết thanh miễn dịch ELISA dương tính với giun đũa chó, trong khi đó có người biểu hiện triệu chứng hoặc không biểu hiện triệu chứng, nhưng phần lớn các triệu chứng lâm sàng này không điển hình và rất mơ hồ và một điểm chung là cảm thấy “khó chịu trong người”. Nhằm giúp cập nhật thông tin và nắm rõ về căn bệnh này, chúng tôi xin trình bày với phương pháp phòng, tránh bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo gây ra. Read more »

Sự Đề Kháng Với Kháng Sinh Của Vi Khuẩn E.coli

Hình ảnh
Một số kết quả nghiên cứu sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn E.coli dung huyết alpha I.  Đặt vấn đề: Trong chăn nuôi công nghiệp, người ta luôn luôn tìm mọi cách để tăng cường sự tiêu hoá hấp thu dưỡng chất của thức ăn. Điều nầy có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, vì nó không những làm giảm chi phí thức ăn cho tăng trọng mà còn hạn chế ô nhiểm môi trường do chất dinh dưỡng không tiêu thải ra nhiều. Bên cạnh công tác chế biến, xử lý nhiệt, xử lý enzyme để tăng cường tiêu hoá ra, thì một vấn đề khác cũng không kém phần quan trọng có ảnh hưởng lớn đến sự tiêu hoá hấp thu. Đó là hệ vi sinh vật đường ruột rất mẫn cảm với điều kiện vệ sinh thức ăn và thời tiết khí hậu bên ngoài. E.coli được coi là vi khuẩn nguy hiểm nhất trong đường ruột, nó có thể nằm yên hoặc bộc phát gây tiêu chảy… và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus cơ hội khác phát triển gây bệnh cho vật nuôi, làm giảm hiệu quả trong chăn nuôi. Đã từ lâu, người ta biết sử dụng kháng sinh liều thấp để bổ sung vào thức ăn để ngăn n