Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2013

Ngăn Chặn Dịch Bệnh Truyền Nhiễm Bằng Cách Duy Trì Heo Khỏe Mạnh

Hình ảnh
1. Duy trì đàn heo sống khỏe mạnh là việc rất khó khăn Thú y thế giới đã phát hiện ra virus gây bệnh cho heo như virus gây bệnh rối loạn sinh sản hô hấp ( PRRS ), virus gây hội chứng còi trên heo sau cai sữa ( PMWS ) được khoảng 10 năm nay. Trong thời gian qua, các tổ chức bảo vệ động vật, tổ chức thú y, hội nuôi heo đã tốn nhiêu công sức để tìm ra phương thức có thể tiêu diệt những virus này nhưng cho đến nay, vấn đề vẫn còn nan giải và cần phải nghiên cứu thêm để tìm ra phương pháp chữa trị hữu hiệu. Read more »

Tìm Hiểu Về Bệnh PRRS Trong Trang Trại

Hình ảnh
Thực tế cho thấy tình hình dịch bệnh thường phát sinh ở các trại nuôi heo nái và heo gây giống, virus gây bệnh phát tán nhiều nhất là PRRS . Chúng ta hãy tìm hiểu nguyên nhân phát sinh virus này là gì? Và tìm ra giải pháp hữu hiệu để phòng trừ dịch bệnh. Quan sát bảng 1, trang trại nào ở khu biệt lập, không có trại nuôi nào khác và không nhập thêm heo từ bên ngoài vào, thực hiện nghiêm ngặt các khâu phòng dịch từ cả bên trong và bên ngoài trang trại có thể bước đầu ngăn chặn được virus xâm nhập vào. Trái lại, những khu vực nào tập trung nhiều trang trại nuôi heo thì công tác phòng dịch bệnh và xử lý khi dịch bệnh xâm nhập vào trang trại gặp rất nhiều khó khăn , và khi đã xử lý và giải quyết xong dịch bệnh thì nguy cơ tái phát và tái xâm nhập virus cũng rất nghiêm trọng. Do vậy, trước hết, ta cần phải lựa chọn phương pháp kiểm soát dịch bệnh gây hại và đề nghị sự giúp đỡ từ các chuyên gia và bác sĩ thú y. Read more »

Cấp Cứu Cho Chó Mèo Trong Trường Hợp Khẩn Cấp

Hình ảnh
Không phải ai trong chúng ta cũng có cơ hội học về y học để bất cứ trường hợp nguy cấp nào cũng có thể ra tay ứng cứu. Đối với những bạn học thú y, hay ít ra cũng có kiến thức về y học thì việc ứng cứu những chú chó, chú mèo, vật nuôi trong nhà đang gặp nguy hiểm thì cũng dễ dàng hơn người thường nhiều, nhưng rất ít. Tuy nhiên, đa phần trong chúng ta khá ít người biết nhiều về những phương cách cấp cứu cho vật nuôi trong lúc nguy kịch, hoặc tối thiểu có thể cầm cự cho chúng để kéo dài thời gian có thể đem đến cho bác sỹ thú y chữa trị. Read more »

Giống "Chìa Khóa" Tái Cơ Cấu Nghành Chăn Nuôi Gia Cầm

Hình ảnh
Theo tiến sĩ chăn nuôi Đoàn Xuân Trúc, có nhiều nội dung trong tái cơ cấu ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta. Song công tác giống là giải pháp rất quan trọng để phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững, tăng hiệu quả và khả năng cạnh tranh. Khách quan nhìn lại thì lâu nay chúng ta đã làm được nhiều việc quan trọng về công tác giống gia cầm, đặc biệt là giống gà . Các giống gà bản địa đã được chú trọng tuyển chọn, chọn lọc nâng cao, lai tạo để cung cấp cho chăn nuôi trong nước, phù hợp với từng vùng sinh thái, từng địa phương.  Read more »

Phương Pháp Quản Lý Hậu Bị Nhằm Kiểm Soát PRRS

Hình ảnh
1. Nuôi dưỡng tích lũy thể lực heo hậu bị: Thông thường tỷ lệ đào thải heo hậu bị là 10%, tuy nhiên nếu trại chịu ảnh hưởng của PRRS thì tỷ lệ này lên tới 30%. Dĩ nhiên, so với tỷ lệ sự cố trước khi sinh sản thì tỷ lệ sự cố do sinh sản (chết khô, sẩy thai, đẻ non, không sinh sản sau khi đẻ, ...) cao hơn. Cho dù, không có sự cố do sinh sản thì năng lực nuôi con cũng sẽ bị ảnh hưởng dẫn tới tỷ lệ đào thải cao. Chính vì vậy, nên nhập sớm heo hậu bị để quản lý nuôi dưỡng thể lực hậu bị từ lúc còn nhỏ. Nên sử dụng cám heo hậu bị hoặc bổ sung canxi, photpho, vitamin, khoáng chất vào trong cám để cho hậu bị ăn. Heo hậu bị được ăn cám có lượng dinh dưỡng cao sẽ giúp heo có trạng thái tốt, da đỏ hồng hào, chân chắc khỏe . Trong thời kỳ hậu bị heo rất dễ thiếu các khoáng chất , vì thế nên bổ sung đầy đủ để chức năng buồng trứng phát triển tốt . 2. Thời gian thuần dưỡng heo hậu bị : Thời gian 12 tuần thuần dưỡng thích ứng của heo hậu bị rất quan trọng. Thông thường, nếu trại không có bệnh thì t

Khái Niệm Về Di Truyền Học Gia Cầm

Hình ảnh
Trong quá trình tiến hoá lâu dài, gia cầm cũng đã trải qua những thời kỳ phát triển phong phú theo qui luật tiến hoá của Darwin, tức là có sự di truyền và biến dị những tính trạng nhằm thích nghi với những thay đổi của môi trường sống và đáp ứng nhu cầu của con Người về sản phẩm chăn nuôi. Ứng dụng thành quả của di truyền học, Người ta đã định hướng sự phát triển của các loài gia cầm theo chiều hướng có lợi về kinh tế, phục vụ cuộc sống của con người. Cũng như các động vật khác, tác nhân di truyền cơ bản của gia cầm là gen, đó là những phần vật chất nằm trong nhiễm sắc thể (NST) của nhân tế bào, cấu trúc của gen liên quan đến tính trạng mà chúng quy định. Gia cầm có hệ thống gen rất phức tạp do kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài. Các loài gia cầm khác nhau có bộ nhiễm sắc thể với số lượng và hình dạng khác nhau, thậm chí từng giống gà, vịt cũng có bộ nhiễm sắc thể riêng củ Read more »

Nghề Châm Cứu Cho Động Vật Ăn Nên Làm Ra Ở Mỹ

Hình ảnh
Châm cứu, một phương pháp chữa bệnh cổ truyền nổi tiếng ở phương Đông, trong nhiều năm qua đã được các bác sĩ thú y ở Mỹ áp dụng để trị bệnh cho những con vật nuôi như chó, mèo. Cún cưng nhà bạn bị đau lưng kinh niên? có vấn đề về thần kinh? bị viêm khớp? Phòng khám thú y của bác sĩ Jordan Kocen ở thành phố Fairfax, bang Virginia (Mỹ) đã có lời giải cho nỗi lo lắng này của bạn. Bác sĩ Kocen nói: "Tôi sử dụng phép chữa vi lượng đồng cân, thảo dược của Trung Quốc và châm cứu. Nó cũng giống như dùng kim châm cứu cho người vậy. Các kinh mạch châm cứu cơ bản cũng tương tự". Read more »

Chương Trình Kiểm Soát PRRS Cho Trại, Công Ty, Vùng

Hình ảnh
Trong 30 năm vừa qua, ngành chăn nuôi heo trên toàn cầu đã trải qua nhiều thay đổi lớn. Các trại nhỏ lẻ, theo mô hình chăn nuôi từ lúc đẻ đến khi xuất chuồng đã hợp nhất thành các hệ thống sản xuất bao gồm nhiều khâu, quy mô lớn. Các trại nhỏ lẻ, theo mô hình chăn nuôi từ lúc đẻ đến khi xuất chuồng đã hợp nhất thành các hệ thống sản xuất bao gồm nhiều khâu, quy mô lớn. Nhu cầu cao về thịt heo chất lượng cao nhưng giá thành thấp của khách hàng đã thúc đẩy tăng cao tỷ lệ giết mổ, tỷ lệ heo thay thế, giảm số nhân viên và bác sỹ thú y chăm sóc cho mỗi con heo, cũng như khoảng cách xa và tần suất vận chuyển heo. Các quyết định hiện nay có ảnh hưởng mạnh đến nhiều đầu heo, nhiều trại, nhiều vùng hơn so với trước đó. Vì lý do này, việc phát hiện và dự đoán sự phát triển của bệnh rất quan trọng để đảm bảo lợi nhuận và sự bền vững của doanh nghiệp. Read more »

Cấy Tim Lợn Cho Khỉ

Hình ảnh
Một nhóm các nhà khoa học tại Seoul (Hàn Quốc), đứng đầu bởi tiến sĩ Lim Gio-Bin, đã thực hiện thành công ca phẫu thuật ghép tim từ một con lợn biến đổi gene vào cơ thể của một con khỉ.  Đây là lần đầu tiên một ca phẫu thuật ghép dị chủng (cấy ghép giữa các loài khác nhau) được thực hiện thành công tại Hàn Quốc. Các nhà khoa học Hàn Quốc đã cấy ghép thành công tim lợn biến đổi gene cho khỉ Trước khi tiến hành thử nghiệm phẫu thuật ghép dị chủng, các nhà khoa học đã tạo ra lợn bị loại bỏ gene điều khiển hệ miễn dịch đào thải vật thể bằng phương pháp nhân bản vô tính. Sau đó, tim của con lợn này được ghép vào cơ thể của một con khỉ. Kết quả, quả tim đã không bị cơ thể khỉ đào thải và có thể hoạt động bình thường. Read more »

Vì Sao Chó Thích Gặm Xương?

Hình ảnh
Kết quả của việc sống theo bầy để săn các loài thú lớn khoảng 8 triệu năm trước đã dần biến tổ tiên của loài chó sói và sau này là loài chó thuần hoá ngày nay thành loài thú chuyên ăn thịt. Tiến sĩ Joao Munoz-Doran và đồng sự thuộc Đại học quốc gia Colombia đã tạo ra một cây gia phả của loài chó bằng cách sắp xếp các mối quan hệ của từng loài trong số 300 loài chó. “Chúng tôi so sánh các loài theo chế độ ăn khác nhau. Vì thế, chúng tôi phân loại chúng thành các nhóm như nhóm ăn thịt, nhóm chuyên ăn thịt và nhóm ăn tạp”, tiến sĩ Munoz-Doran cho biết. Read more »

Khái Niệm Chon Lọc Và Phối Giống Trên Gia Cầm

Hình ảnh
Theo quan điểm sinh học, có 2 hình thức chọn lọc tác động vào quần thể sinh vật, đó là chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Theo quan điểm của công tác giống gia cầm thì chọn lọc là quá trình giữ lại để làm giống và nhân giống những gia cầm phù hợp với sản xuất và loại thải những cá thể không phù hợp. Về bản chất di truyền, chọn lọc là quá trình làm thay đổi tần số gen của quần thể gia cầm. Trong cả quá trình chọn lọc và nhân giống có 3 giai đoạn làm thay đổi tần số gen: Giai đoạn 1: chọn lọc để giữ lại những cá thể tốt để làm giống Giai đoạn 2: tỷ lệ thụ tinh khác nhau khi cho giao phối giữa các cá thể Giai đoạn 3: Tỷ lệ nuôi sống và tỷ lệ chết ở đời con làm thay đổi tần số gen Read more »

Hướng Dẫn Cách Viết Đúng Văn Phong Khoa Học

Hình ảnh
Văn phong khoa học rất khác với văn chương tiểu thuyết hay thơ. Đọc câu thơ  Nếu anh còn trẻ như năm cũ / quyết đón em về sống với anh   của Hoàng Cầm, hoặc câu  Tôi tha thẩn giữa chùa Quán Ngữ / Lời chuộc tuổi mình, nói thật khai sinh   của Lê Đạt (hai thi sĩ tôi rất ngưỡng mộ) chúng ta thấy ý tứ trừu tượng, tình cảm; từ ngữ du dương, thanh bằng thanh trắc hòa quyện tuyệt vời, nhưng trong khoa học thì không chấp nhận được.  Người ta sẽ hỏi  năm cũ   là năm nào, tuổi bao nhiêu là  trẻ ,  sống với anh   là sống ở đâu.  Đối với khoa học, hai câu thơ của Lê Đạt hoàn toàn không chấp nhận được, vì ít ai hiểu được ý nghĩa của hai câu đó là gì.  Một áng văn chương tiểu thuyết hay thơ có thể rất hay trong tiềm thức chúng ta, nhưng nếu nhìn qua lăng kính khoa học thì hoàn toàn vô nghĩa và không chấp nhận được.  Trong khoa học, bất cứ lĩnh vực khoa học nào, không có chỗ cho những câu chữ mập mờ.  Viết ra những câu văn để người đọc phải vò đầu bức tóc suy nghĩ xem tác giả muốn nói gì là không bao

Moscow Rúng Động Vì Dịch Bồ Câu "Thây Ma Sống"

Hình ảnh
Thủ đô Moscow của Nga đang chứng kiến hàng loạt con chim bồ câu mắc bệnh lạ, hành xử như "thây ma sống" trước khi chết. Dịch mới bùng phát này khiến cư dân địa phương lo sợ loài chim bồ câu đã "gục ngã" trước một loại mầm bệnh cũng nguy hiểm với con người. Tuần trước, Cơ quan kiểm dịch thực vật và thú y liên bang Nga thông báo, các hành vi bất thường của chim bồ câu (chẳng hạn như đi đứng, ăn uống không quan tâm tới xe cộ hay khách bộ hành trên đường) do một hội chứng có tên "bệnh Newcastle" gây ra. Căn bệnh này có thể lây lan sang người. Trong khi đó, theo Ủy ban thú y Moscow, việc chim bồ câu chết hàng loạt ở thủ đô là do nhiễm khuẩn salmonellа, một loại nhiễm trùng đường ruột lây lan ở người và động vật. Hãng thông tấn Interfax đưa tin, các chuyên gia thú y đã phát hiện những thương tổn do vi khuẩn salmonella, chứ không phải mầm bệnh Newcastle, gây ra ở hệ thống dạ dày - ruột và gan của các con chim chết. Leonid Pechatnikov - phó thị trưởng phụ trách cá

Gập Ghềnh Ứng Dụng KHCN Vào Chăn Nuôi

Hình ảnh
Đột phá lớn trong chăn nuôi Phương pháp chăn nuôi bằng đệm lót sinh học với nhiều ưu điểm như tự tiêu phân, nước tiểu; tiết kiệm công rửa chuồng, điện, nước; lợn không cần tắm, giảm bệnh tật, nhanh lớn… đặc biệt là góp phần bảo vệ môi trường, đã mở ra hướng chăn nuôi phát triển bền vững. Có thể nói đây là bước đột phá mới trong chăn nuôi. Mô hình nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học (ĐLSH) là phương pháp sử dụng chế phẩm vi sinh Balasa N01 do ông Nguyễn Khắc Tuấn, nguyên giảng viên Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội, phát triển từ cách nuôi lợn chuồng kín của Nhật Bản. Đệm lót sinh học nhằm tạo ra các quần thể vi sinh vật sống để xử lý chất thải của vật nuôi, làm sạch môi trường, giúp đàn lợn ăn nhiều, lớn nhanh, tỷ lệ mắc bệnh tiêu hóa giảm do vật nuôi có môi trường tự nhiên để vận động, đào bới suốt ngày, kích thích quá trình tiêu hóa. Read more »

Vitamin C Và Các Vấn Đề Cần Quan Tâm

Hình ảnh
Vitamin C hay acid ascorbic là một  chất dinh dưỡng thiết yếu  cho các  loài sinh trưởng bậc cao  và cho một số nhỏ các loài khác. Sự hiện diện của ascorbat là cần thiết trong một loạt các  phản ứng trao đổi chất  của tất cả các động vật, cây cối và  được tạo ra trong cơ thể  bởi hầu như tất cả các cơ thể sinh vật loại trừ loài người. Đây là một chất được mọi người biết đến rộng rãi là một  vitamin  mà thiếu nó thì sẽ gây ra  bệnh scorbut  cho con người. 1.   Trạng thái vật lý: Ở dạng bột màu trắng, khi hòa tan vào nước có pH = 2,2 – 2,5, dễ bị hư hỏng do nhiệt độ, ánh sáng và chất oxy hóa. Read more »

Các Trại Chăn Nuôi Heo Có Tối Đa Năng Suất Được Không ? ( Phần III)

Hình ảnh
Năng suất trong chăn nuôi hiện đại đã được cải thiện một cách đáng kể trong thời gian qua. Tuy nhiên có vấn đề là tiềm năng về di truyền vật nuôi còn bị giới hạn do tiến bộ chậm về mặt dinh dưỡng và vấn đề quản lý sức khỏe.... .  Mục đích của nhà sản suất heo là tăng tối đa số heo cho một nái một năm. Tuy nhiên tăng tốc độ sinh  trưởng vẫn còn là thách thức cho các nhà sản xuất thức ăn, người cung cấp thức ăn bổ sung và tất nhiên cả các nhà quản lý trang trại heo. Bảng 1. Các biến đổi năng suất heo nái trong ba mươi năm qua. 1970 1975 1980 1985 1990 1995 1999 Số lứa/ nái/năm 1.90 2.00 2.18 2.25 2.23 2.25 2.25 Số heo sơ sinh sống / lứa 10.3 10.4 10.3 10.4 10.7 10.8 11.0 Số heo cai sữa/ nái/ năm 16.3 17.5 19.8 20.9 21.1 21.6 22.0 FCR heo thịt 3.80 3.40 2.90 2.80 2.70 2.58 2.61 Có một số yếu tố quan trọng tác động ngay từ thời kỳ đầu của sinh trưởng. Trong đó là trọng lượng heo lúc cai sữa, khả năng thu nhận thức ăn, chất lượng khẩu phần, điều kiện chuồng trại và môi trường xung quanh  và

Dinh Dưỡng Động Vật Và Miễn Dịch ( Phần II)

Hình ảnh
Trong 40 năm qua, tiềm năng di truyền năng suất của gia cầm đã được cải thiện vượt bậc. Nhiều kiến thức mới về dinh dưỡng, trao đổi chất cũng như sinh trưởng, sinh sản đã được tích lũy. Ảnh hưởng của mức dinh dưỡng và FCR đã được khám phá. Hơn thế nữa những tiến bộ đáng kể về thuốc thú y, phương tiện, phương pháp chuẩn đoán, chương trình vaccin cũng đã được cải thiện. Nhưng quan trọng hơn đó là chất lượng thông tin (ví dụ trong lãnh vực dịch tễ học), tất cả các tiến bộ đó đã tạo nên sự hỗ trợ rất lớn cho người chăn nuôi . Các công ty giống đang điều phối các quy trình cho gà đẻ trứng, cho gà giống và gà thịt để đạt tối ưu hoá lợi nhuận. Read more »

Nucleotide Trong Dinh Dưỡng Và Miễn Dịch Vật Nuôi ( Phần I)

Hình ảnh
Nucleotide là gì ? Nucleotide là thành phần cuả axit Nucleic ( AND và ARN) . Và do đó nó là chất cực kỳ quan trong trong bất kỳ dạng phân chia tế bào cơ thể sống. Cấu trúc của nó bao gồm một đường đơn, một gốc kiềm và từ 1 đến 3 gốc axit Photphoric. Đường đơn ở đây có thể là đường Riboza, hoặc là Deoxyriboza. Gốc kiềm có thể Purin hoặc Pyrimidin nên Nucleotide có thể được chia ra làm hai nhóm và được tổng hợp từ các hướng khác nhau. Nhưng sự tổng hợp trong cơ thể có đặc trưng là tiêu hao nhiều về năng lượng, thời gian. Trong tự nhiên có hai cách để cơ thể động vật có được Nucleotide. Một là tổng hợp hai là thu được từ thức ăn ăn vào. Nucleotide trong khẩu phần thì có được từ tiêu hoá thức ăn hoặc từ nguồn Nucleotide mà nhà làm công thức thức ăn cung cấp. Điều quan trong ở đây nó là dạng Nucleotide cực kỳ ổn định. Và do đó khó bị tiêu hoá. Và như thế bổ sung Nucleotide là thực sự có ý nghiã trong giai đoạn mà động vật bị Stress ở các mức độ khác nhau. Read more »

Hệ Thống Bài Tiết Của Gia Cầm

Hình ảnh
Trong quá trình bài tiết, cơ thể thải ra: các sản phẩm cặn bã cuối cùng của trao đổi chất; Các chất được tích tụ thừa trong cơ thể (nước, gluco, các muối và các chất khác); Các chất lạ xâm nhập từ ngoài vào cơ thể (các thuốc màu, chất độc ….). Sự bài tiết các chất không cần thiết cho cơ thể động vật được thực hiện một phần do phổi (qua không khí thở ra); ống tiêu hoá (các kim loại nặng, nước, các chất sắc tố, các biểu mô bị tróc ra, các chất protein …) qua phân; da và các tuyến của da (nước, các sản phẩm có chứa nitơ và chất béo, các muối …) qua tuyến bã, tuyến mồ hôi - phần này ở gia cầm rất hạn chế); qua thận (nước, chất khác có nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh qua nước tiểu). Read more »

Lợn Cũng Có Khả Năng Thể Hiện Trạng Thái Tình Cảm

Hình ảnh
Một nghiên cứu mới nhất cho thấy, lợn cũng có khả năng thể hiện các trạng thái tình cảm phức tạp giống như con người. Các nhà khoa học hy vọng thông qua sự phát hiện này nhằm khơi dậy ý thức yêu quý động vật của con người. Nhóm các nhà khoa học đứng đầu là tiến sỹ Catherine Douglas thuộc Đại học Newcastle (Anh) đã thiết kế một công nghệ dùng để  “tư vấn”  xem những chú lợn có thỏa mãn với cuộc sống tình cảm hiện tại của chúng hay không. Trong thí nghiệm (tương tự thí nghiệm phản xạ kinh điển trên chó của Pavlov), những chú lợn đã được huấn luyện nhận biết hai âm thanh khác nhau đó là âm thanh vui vẻ lạc quan và các tạp âm. Read more »

Bệnh Khối U - Ung Thư Của Chó Mèo

Hình ảnh
1.Thế nào là u, u lành, u ác tính, ung thư? U là hiện tượng một số tế bào vượt ra ngoài sự kiểm soát của cơ thể, tăng trưởng khi không cần thiết, tạo nên một khối tế bào thừa, không có chức năng gì cả. Đa số các khối u là u lành tính, có nghĩa là sinh ra ở đâu thì nằm ở đó, nhìn chung vô hại. U lành tính bao gồm đa số các u cục, trong đó có những u sâu ở bên trong cơ thể, không sờ thấy. Khác hẳn u lành tính, u ác tính gồm các tế bào thay đổi rất bất thường, có tính xâm lấn. Chúng xâm lấn vào lãnh địa của các tế bào bình thường. U ác tính phát triển ở cơ quan nào thì làm hại đến hoạt động của cơ quan ấy, hủy hoại cơ quan ấy. U ác tính chính là ung thư. Ban đầu, ung thư phát sinh ở một vị trí, sau đó các tế bào ác tính có thể di chuyển đến những nơi khác trên cơ thể, sinh sống, phát triển ở đó, tạo thành các u ác tính mới, gọi là di căn. Read more »

Máu Chậm Đông - Bệnh Chảy Máu Mũi Ở Chó.

Hình ảnh
( Von Willebrand's Disease - VWD) Bệnh chảy máu mũi ở chó là gì ? Bệnh máu chậm đông ở chó (  Von Willebrand's Disease - VWD  ) là bệnh mang tính di truyền xảy ra với cả chó đực và cái, chỉ ở một số giống chó nhất định. Bệnh ở thể mạn tính, không hề có triệu chứng gì khác ngoài chảy máu tươi đột ngột, chảy máu rất nhiều từ ha lỗ mũii, có khi chỉ từ một lỗ mũi. Chó rất mệt mỏi do mất máu và tụt huyết áp, tỷ lệ tử vong không cao nếu chó được điều trị kịp thời. Sau điều trị khỏi một thời gian chó có thể bị chảy máu lại. Nguyên nhân gì gây chảy máu mũi, khó đông ? Khi chảy máu, cơ thể ngay lập tức được các yếu tố đông máu gắn kết hồng cầu tập trung tại vết thương hàn gắn lại "lỗ thủng" thành mạch máu, các yếu tố đông máu này tạo thành các sợi Fibrin làm máu đông trong khoảng một thời gian nhất định. Read more »

Nhìn Mặt Chó Đoán Tâm Trạng

Hình ảnh
Khảo sát của các nhà khoa học Mỹ tại Đại học Walden ở thành phố Minneapolis cho thấy rằng chó cũng có khả năng thể hiện biểu cảm trên mặt và con người có thể phát hiện được trạng thái tâm thần của chó dựa vào những nét biểu cảm đó. Chúng ta đều biết rằng chó vui mừng khi được cho thức ăn và chúng ta biết được trạng thái đó của chúng. Hơn nữa, GS Harris Friedman, TS Tina Bloom cùng cộng sự cho rằng nhiều người có thể nhận ra những nét biểu cảm tinh tế hơn trên mặt chó như buồn, giận, sợ hãi, chán ghét, ngạc nhiên. Nhóm nghiên cứu cho rằng con người có thể hiểu tâm trạng của nhau qua nét mặt và tương tự như vậy, họ cũng có sự thấu cảm qua những nét biểu cảm trên mặt của con vật tiến hóa bên cạnh loài người trong 100.000 năm qua. Những cảm xúc khác nhau được thể hiện trên mặt chó -  (Ảnh Daily Mail) Read more »

Tình Hình Chăn Nuôi Của Một Số Nước Trên Thế Giới

Hình ảnh
I. NHỮNG THÀNH TỰU CHĂN NUÔI CỦA MỘT SỐ NƯỚC 1. Hoa Kỳ Tổng đàn bò sữa của Hoa Kỳ trong giai đoạn 2001-2005 giảm bình quân 0,31% năm. Năng suất sữa bình quân trên toàn liên bang giai đoạn này là 8.416 kg/bò sữa/năm, với năng suất tăng bình quân 1,39%/năm. Tổng đàn bò sữa của Hoà kỳ giảm trung bình 5,00% năm trong giai đoạn 1994-2004 và 5,40% giai đoạn 2001-2004. Tổng đàn lợn của Mỹ là 61,2 triệu con tính đến tháng 12 năm 2005, tăng bình quân 1,15% năm, trong đó có 6,01 triệu con gồm nái, nái hậu bị và lợn đực giống. Số lợn cai sữa trung bình 9,03 con/lứa năm 2005 so với 8,96 năm 2004, tăng 0,87%. Số lợn cai sữa trung bình từ 7,50/lứa ở các cơ sở chăn nuôi có qui mô từ 1-99 con lên 9,10 ở các trang trại với qui mô trên 5000 con. Khoảng 39% tổng đàn lợn được nuôi theo kiểu gia công trong năm 2005. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ lập kế hoạch tổng đàn cho năm 2006 là 60,9 triệu, 62,2 triệu cho năm 2007 và đạt 65,49 triệu vào năm 2015 (tham khảo số liệu chăn nuôi của Hoa Kỳ ở phần phụ lục). Read mor

Ô Nhiễm Môi Trường Trong Hoạt Động Chăn Nuôi Thú Y Và Biên Pháp Khắc Phục

Hình ảnh
Nguyễn Hoa Lý – Cục Thú y I. Hiện trạng ô nhiễm môi trường 1.1. Ô nhiễm môi trường trong các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm Trong thời gian qua, ngành chăn nuôi của nước ta phát triển với tốc độ nhanh. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 – 2006 đạt 8,9%. Tổng đàn trâu, bò từ 6,7 triệu con năm 2001 tăng lên 9,7 triệu con năm 2007 (tăng 7,4%/năm), trong đó đàn bò sữa tăng bình quân 15,0%/năm, đàn bò thịt tăng 9,7%/năm và đàn trâu tăng 1,1%/năm; Đàn lợn tăng từ từ 21,8 triệu con năm 2001 lên 26,6 triệu con năm 2007 (tăng 3,3%/năm); Đàn gia cầm trước khi có dịch cúm tăng mạnh, từ 218 triệu con năm 2001 lên 254 triệu con năm 2003 (tăng 8,4%/năm); hiện nay tổng đàn gia cầm là 266 triệu con. Sản phẩm chăn nuôi cũng tăng nhanh tương ứng trong thời gian qua và đáp ứng cơ bản cho nhu cầu thực phẩm tiêu dùng trong nước. Năm 2007, tổng khối lượng thịt hơi các loại sản xuất trong nước là 3,2 triệu tấn (tương đương 2,4 triệu tấn thịt xẻ) và bình quân 41,7 kg (28 kg thịt xẻ)/đầu người; t

Bệnh Bò Điên (BOVINE SPONGIFORM ENCEPHALOPATHY)

Hình ảnh
TÓM TẮT Bệnh bò điên (BSE) là bệnh thần kinh gây tử vong ở bò trưởng thành, được ghi nhận đầu tiên ở Anh Quốc năm 1986. Đây là bệnh nhũn não truyền nhiễm hay bệnh do prion (dịch tạm là tiền virus). Nguyên mẫu của nhóm bệnh này là bệnh ngứa điên (scrapie) của cừu và dê (xem Chương 2.7.12 Bệnh ngứa điên). Dịch tễ học của bệnh BSE có thể giải thích bằng phơi nhiễm đường miệng đối với một tác nhân giống như tác nhân gây bệnh ngứa điên, có trong protein lấy từ loài nhai lại ở chất liệu bột thịt và xương, bao gồm các chiết xuất cô đậm hay các chất bổ sung trong thức ăn chăn nuôi. Read more »

Xây Dựng Chuồng Trại Trong Chăn Nuôi Heo

Hình ảnh
1. Chuồng trại phải ấm về mùa đông, mát về mùa hè, chống được những cơn bão giông có thể hất nước vào chuồng. Đặc biệt là phải phù hợp với đặc điểm sinh lý của  heo . 2.   Chuồng trại phải thuận tiện cho việc phân phối thức ăn và nước uống cho  heo , không làm lảng phí thức ăn và công chăm sóc nuôi dưỡng. 3 .  Khi xây dựng chuồng trại phải tính toán hiệu quả kinh tế (vừa đảm bảo đủ nhu cầu của chuồng nuôi nhưng lại tiết kiệm được sức lao động và nguyên vật liệu) 4 .  Kết hợp được các kiểu chuồng nuôi hiện đại và truyền thống để có những kiểu chuồng nuôi phù hợp với điều kiện ở Việt Nam, đồng thời có khả năng tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có của gia đình và địa phương. 5.   Đảm bảo vệ sinh và an toàn dịch bệnh cho đàn lợn và sức khỏe cho con người Read more »

"Mê Hồn Trận" Thuốc Thú Y: Nông Dân Phải Tỉnh Táo!

Hình ảnh
PGS.TS Nguyễn Ngọc Hải, Trường ĐH Nông lâm TPHCM cảnh báo nông dân phải hết sức tỉnh táo trước “mê hồn trận” thuốc thú y, vacxin đang nở rộ tại VN. Đặc biệt là tình trạng cạnh tranh không lành mạnh của một số DN khiến nông dân phải gánh thêm nhiều chi phí bất hợp lý, đẩy giá thành chăn nuôi tăng cao… VÌ SAO NĂNG SUẤT HẠNG… BÉT? Tại Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chuyên đề “Tiến bộ kỹ thuật mới trong SX và sử dụng thuốc, vacxin phòng trị bệnh cho vật nuôi”, diễn ra cuối tuần qua tại Bình Dương, PGS.TS Nguyễn Ngọc Hải khẳng định: Trong số 20 nước có đàn heo nái hàng đầu thế giới, thì VN đứng vị trí chót bảng về năng suất chăn nuôi. Để xảy ra tình trạng này, các DN SXKD thuốc thú y, vacxin cũng phải có trách nhiệm khi họ chỉ nhăm nhăm bán hàng nhiều hơn là tư vấn sử dụng thuốc cho đúng và tiết kiệm! Cụ thể, trong bảng xếp hạng 20 quốc gia, Trung Quốc có đàn heo nái lớn nhất thế giới với gần 50 triệu con, thứ hai là Mỹ trên 5,8 triệu con và thứ 3 là VN gần 4,5 triệu con. Tuy nhiên,