Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2013

Dịch Tễ Của PCV2 Và Những Vấn Đề Liên Quan

Hình ảnh
Sergio Lopez Soria & Joaquim Segales PCV2 có phải là virus mới không? Chúng ta có những kiến thức về sự tồn tại của PCV2 kể từ năm 1998, trong khi kết quả nghiên cứu về nguyên nhân các ổ dịch lâm sàng do PCV2 gây ra được ghi nhận vào năm 1991. Những ổ dịch này chủ yếu gây ra hậu quả là heo chậm lớn ở gian đoạn heo choai và tăng tỷ lệ chết ở giai đoạn heo cai sữa và giai đoạn bắt đầu nuôi thịt, và tên của tình trạng bệnh này là “Hội chứng còi cọc sau cai sữa – PMWS” (Hiện tại đang được đề nghị gọi là bệnh toàn thân liên quan đến PCV2 hay PCV2-SD). Những ổ dịch chính của PCV2 ở châu Âu và châu Á từ 2004 – 2007, trong khi đó ở châu Mỹ 2004-2007. Mặt dầu vậy, chúng ta có những bằng chứng về việc tồn tại của những gia súc bị nhiễm PCV2 ít nhất là từ năm 1962, và gia súc bị PCV2-SD ít nhất là năm 1985. Read more »

Giới Thiệu Về Bệnh Lơcô Trên Gà ( Leucosis Avium)

Hình ảnh
Bệnh Lơcô ở gà có tên khoa học Leucosis Avium – là một bệnh ung thư truyền nhiễm do Myxo virus chứa ARN gây ra ở gà từ 4 tháng tuổi trở lên nhưng chủ yếu gây chết là trên 10 – 12 tháng tuổi. Bệnh khối u đã được Rolof mô tả từ những năm 1863 nhưng mãi đến năm 1962 – 1963 Sevoian và các nhà khoa học Mỹ mới phân lập được nguyên nhân gây bệnh là một loại ARN virus. Bệnh cũng chính thức có tên Leucosis Avium. Bệnh gây thiệt hại về kinh tế ở 2 phương diện: Giảm sản lượng trứng ở gà đẻ từ 5 – 10% Gây chết gà từ 5 – 8% (có đàn lên đến 15%) Làm tăng số gà loại thải, giảm chất lượng thịt. Read more »

Ảnh Hưởng PCV 2 Đến TTNT Và Chất Lượng Tinh Trùng

Hình ảnh
PCV được phát hiện từ những năm đầu của thập kỷ 70. PCV1 có nhiễm trên heo nhưng không gây bệnh. Một chủng khác của PCV là PCV2, được phát hiện vào những năm cuối của thập kỷ 90 và ngày nay nó được biết là liên quan đến một số bệnh được gọi là bệnh PCV kết hợp. Gần đây, các nhà nghiên cứu tập trung vào thành tích sinh sản kém như là triệu chứng của bệnh PCV phức hợp, đặc biệt là trên hậu bị và những con nái còn trẻ. Triệu chứng lâm sàng của PCV2 bao gồm: lên giống lại không theo chu kỳ, sẩy thai, giảm số con đẻ ra/lứa, tăng tỉ lệ chết ngợp và thai gỗ. Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây thành tích sinh sản kém thì phải dựa trên bệnh lý và phát hiện virus PCV2 trong phôi thai, như là ở mô tim. Read more »

Đối Xử Nhân Đạo Với Động Vật (Quyền Động Vật)

Hình ảnh
Định nghĩa Quyền động vật là trạng thái sinh lý và tâm lý tốt của động vật, được đo bằng chỉ số hành vi, sinh  lý, tuổi thọ, và sinh sản. Thuật ngữ phúc lợi động vật cũng có nghĩa là mối quan tâm của con người đối với quyền động  vật hoặc về đạo đức đối xử với động vật và các quyền động vật. Chúng được đo bằng thái độ đối  với việc sử dụng động vật. Hệ thống quyền động vật có thể dựa trên nhận thức rằng các động vật không phải là con người,  cần phải được xem xét , đặc biệt là khi chúng được sử dụng bởi con người. Những mối quan tâm  bao gồm động vật bị giết dùng cho thực phẩm , hoặc được sử dụng cho nghiên cứu khoa học. Làm  thế nào chúng được lưu giữ như là vật nuôi, và làm thế nào để các hoạt động của con người không  ảnh hưởng đến sự sống còn của các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Read more »

Bệnh Suy Dinh Dưỡng Ở Gà (Nutritional deficiency disorders)

Hình ảnh
Bệnh thiếu hụt dinh dưỡng gây rối loạn chức năng hoạt động của cơ thể làm cho gia cầm suy dinh dưỡng, chậm lớn, còi cọc, giám đẻ. I. Nguyên Nhân Do khẩu phần ăn không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Lý do có thể do người chăn nuôi lập khẩu phần ăn bị mất phẩm chất. Các vitamin bổ sung vào khẩu phần tuy số lượng đủ nhưng lại bị mất tác dụng do các yếu tố lý, hóa hay nhiệt độ làm biến đổi chất lượng gây hư hỏng các thành phần khác. Read more »

Những Vấn Đề Heo Thường Gặp Phải Vào Mùa Nóng

Hình ảnh
Những vấn đề phát sinh vào mùa nóng: Gia tăng số heo không lên giống hoặc lên giống yếu. Giảm tỷ lệ số heo lên giống lại sau cai sữa trong vòng 7 ngày, tăng số heo chậm lên giống. Giảm tỷ lệ đẻ. Tăng tỷ lệ heo con bị nái đè. Heo đực giảm tính hăng. Tinh heo đực bị ảnh hưởng (tăng tỷ lệ lên giống lại sau khi phối và giảm tỷ lệ thụ thai). Giảm lượng cám heo thịt ăn vào (ngày tuổi xuất chuồng chậm hơn so với dự kiến). Stress do nhiệt độ cao làm ảnh hưởng tới việc tiết ra hóc - môn. Sau cai sữa nồng độ hóc - môn FSH, LH ... giảm, ảnh hưởng do trứng rụng. FSH (hóc-môn kích thích nang trứng), LH (hóc-môn tạo thể vàng). Giảm tiết estrogen làm cho nái lên giống yếu. Giảm tiết hóc-môn progesterone (hóc-môn duy trì mang thai) dẫn đến tăng tỷ lệ lên giống lại trong vòng 25 - 35 ngày. Read more »

Tính Khí Của Gia Súc Với Các Đặc Tính Sản Xuất, Miễn Dịch

Hình ảnh
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và các nhà khoa học trường đại học đã phát hiện ra rằng, tính khí của gia súc ảnh hưởng đến cách thức xử lý của động vật, cách thức hoạt động và phản ứng với bệnh của chúng. Nhóm nghiên cứu đã xem xét các giai đoạn gây ra căng thẳng như giai đoạn cai sữa, vận chuyển và tiêm phòng - những thời kỳ mà bò thịt phải trải qua. Các nhà nghiên cứu đã xem xét mối tương quan giữa căng thẳng và tính khí của gia súc về những khó khăn trong vận chuyển, miễn dịch và các đặc tính sản xuất. Read more »

Sản Xuất Và Cấy Truyền Phôi Trên Bò Sữa

Hình ảnh
Ngay sau sự kiện những con bê đầu tiên đã ra đời bằng phương pháp cấy truyền phôi ở TP.HCM, chúng tôi đã tìm gặp GS.TS Lê Xuân Cương, đồng chủ nhiệm đề tài "Sản xuất và cấy truyền phôi bò sữa" để biết thêm chi tiết về vấn đề này. Tiếp chúng tôi. GS.TS vui vẻ nói: Đây là tin vui đối với ngành chăn nuôi bò sữa. ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu của TS Bùi Xuân Nguyên,Viện Công nghệ sinh học (Hà Nội) đã nghiên cứu công nghệ phôi vào những năm 1980. Việc sản xuất phôi bằng phương pháp kích thích gây rụng trứng nhiều đã được ứng dụng vào sản xuất. Các nghiên cứu sản xuất phôi bằng thụ tinh trong ống nghiệm, sản xuất phôi bằng vi phẫu thuật (cắt phôi) và nhân dòng phôi mới chỉ bắt đầu. Năm 1995, Viện Chăn nuôi quốc gia đã đưa vào ứng dụng, sản xuất và cấy truyền phôi bò sữa ở xung quanh khu vực Hà Nội. Hơn 5 năm đã có 30 bê con được ra đời bằng phương pháp cấy truyền phôi. Read more »

Chất Kích Thích Tăng Trưởng Thường Sử Dụng Trong Chăn Nuôi

Hình ảnh
Tổng quan về các hợp chất β-Agonist Vấn đề sử dụng một số chất tăng trọng thuộc họ β-Agonist (Beta-Agonist) trong chăn nuôi đã từng xuất hiện ở nước ta từ rất lâu, và mới đây vừa được đưa ra xem xét trong những ngày giáp Tết Tân Mão 2011 khi có thông tin cho rằng "ở Trung Quốc, người chăn nuôi sử dụng Clenbuterol (bột thịt nạc) để trộn vào thức ăn cho heo"-theo báo Tuổi Trẻ, số ra ngày 27/01/2011. Bài viết dưới đây hi vọng mang đến cho các bạn đọc cái nhìn tổng quan nhất về một số hợp chất β-Agonist. Read more »

Vai Trò Ngành Thú Y Việt Nam Trong Giai Đoạn Hội Nhập

Hình ảnh
Trong mấy năm gần đây dịch bệnh gia súc, gia cầm xảy ra rất nghiêm trọng và phức tạp; đặc biệt các bệnh quan trọng như cúm gia cầm H5N1 (AI), cúm A/H1N1 có nguồn gốc từ lợn, gần đây là cúm A/H7N9 cũng có nguồn gốc từ gia cầm; bệnh tai xanh (PRRS); bệnh lở mồm long móng (FMD)... Tình hình buôn lậu động vật qua biên giới, số người đi du lịch có thể mang theo dịch bệnh vào VN đang tăng lên; đặc biệt từ các nước trong khu vực có nhiều dịch bệnh nguy hiểm. Biến đổi khí hậu, môi trường là nguyên nhân làm tăng khả năng các dịch bệnh có nguồn gốc từ động vật có thể lây sang người . Read more »

Những Biểu Tượng Của Nghành Y

Hình ảnh
            Hình một con rắn cuốn quanh một cây gậy đã từ lâu được coi như biểu tượng của ngành Y. Tuy nhiên có một thời hình hai con rắn cuốn quanh một cây gậy và trên gần đầu cây gậy có một đôi cánh xoè ngang cũng đã được coi như biểu tượng cho ngành Y. Hiện nay biểu hiệu một con rắn cuốn quanh một cây gậy là tượng trưng chính thức của ngành Y. Hình hai con rắn cuốn quanh một cây gậy có đôi cánh thường được dùng làm biểu tượng cho những tổ chức, những sản phẩm liên quan đến ngành y. Bài viết ngắn này nói về nguồn gốc và sự khác biệt giữa hai biểu tượng cùng lý do đã gây nên sự lầm lẫn trong việc sử dụng hai dấu hiệu này. Theo truyền thuyết, biểu hiệu y khoa có hình một con rắn cuốn quanh cây gậy liên quan đến thần Hy lạp tên Asclepios (Asclepius hay Aesculapius), vị thần của y khoa. Read more »